Trồng răng

  • Trồng răng

Trồng răng

Trồng răng nha khoa có nghĩa là bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc răng giả có cấu tạo giống như răng thật để thực hiện tiểu phẫu  vào đúng vị trí răng bị mất, nhằm phục hồi chức năng của răng với màu sắc và hình dáng hoàn toàn giống răng thật.

Bài viết

Cấu tạo của trồng răng 

Bao gồm 3 phần:

- Trụ titan: được xem là một bộ phận dùng để thay thế cho chân răng thật. Trụ titan được làm từ chất liệu titanium, đây là một loại vật liệu thường được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa nên hoàn toàn lành tính với cơ thể.

- Khớp nối abutment: khớp nối này là một chốt được làm bằng kim loại, có hình trụ, đầu dưới thiết kế sát với miệng, chính là cùi răng giúp nâng đỡ mão răng và cầu răng, mang chức năng như một cùi răng

- Mão răng sứ: được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, mão răng sứ có cấu tạo bên trong rỗng và hình dáng bên ngoài giống như răng thật, được gắn chặc vào trụ titan thông qua khớp nối tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

cấu tạo trồng răng implant
Cấu tạo trồng răng

Trường hợp nên và không nên trồng răng

Trường hợp nên trồng răng

- Đối tượng bị mất một, nhiều hoặc toàn hàm răng đều có thể khôi phục bằng cách trồng răng. Kỹ thuật này không yêu cầu người bệnh phải mài răng kế cận như kiểu làm cầu răng sứ. Bên cạnh đó, còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương một các.
- Trường hợp bị sâu răng hay răng bị hư hỏng nặng, răng lung lay không thể phục hình răng sứ bằng các cách khác. Trong tình huống này, bạn bắt buộc phải nhổ răng và trồng răng nếu muốn bảo tồn các mô xương tốt hơn.
- Những người bị mất răng, phải đeo hàm tháo lắp lâu năm nhưng cảm thấy bất tiện muốn đổi qua dùng trông răng để ăn nhai cố định hơn.

Trường hợp nên trồng răng implat
Trường hợp nên trồng răng

Trường hợp không nên

Về cơ bản, việc điều trị bằng cách cắm trụ cần sự hợp tác từ phía bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài những trường hợp nên trồng răng thì cũng có những đối tượng không nên thực hiện cách này, chẳng hạn:

- Với những bạn dưới 18 tuổi, lúc này tình trạng xương hàm còn đang phát triển thì việc can thiệp bằng cách trồng răng sẽ tác động không tốt tới cấu trúc của răng.
- Để thực hiện trồng răng, bác sĩ sẽ cần kê khai chỉ định người thực hiện sử dụng một số loại chống chỉ định và điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do đó, nếu bạn đang mang thai mà muốn thực hiện cách này thì cần chờ tới khi em bé được 6 tháng tuổi.
- Những bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng không thể phục hồi sẽ không thể thực hiện kỹ thuật trồng răng.
- Trường hợp bị rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi của mình cũng không thể tiến hành phẫu thuật làm răng.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... Đối tượng mắc bệnh không kiểm soát như đái tháo đường, thiểu năng tuyến yên hoặc bệnh Paget,... cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Những bệnh nhân nghiện đồ có cồn sẽ khiến cho trụ không thể tích hợp nên tỷ lệ thất bại của ca phẫu thuật là rất cao.

 
1 Start 2 Complete

Liên Hệ